27 Tháng Mười Một, 2023

Thông tin

Thông Tin Tổng Hợp

Chăm sóc người cao tuổi trong gia đình và những điều cần lưu ý

Những lưu ý khi chăm sóc người cao tuổi tại gia đình

Chăm sóc người cao tuổi đòi hỏi tính kiên nhẫn và tình yêu thương. Khi đến thời điểm này những thay đổi về thể chất và tinh thần của người cao tuổi dễ làm giảm chất lượng cuộc sống. Thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Những người già khi về hưu thường cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình vì con cháu bận rộn từ sáng đến tối. Họ dễ rơi vào các trạng thái khủng hoảng tâm lý như cô đơn, nhớ nhung, lo lắng, bi quan, nóng nảy… Sự chán nản, buồn chán khiến họ thiếu nghị lực và sự tự tin để giải quyết vấn đề.

Sức khỏe của người cao tuổi cũng cực kì đáng lo ngại. Họ thường dễ mắc các bệnh như tim mạch, cao huyết áp hay tiểu đường, suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của người cao tuổi cực kì kém. Do đó dẫn đến sụt cân và thiếu các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Vậy làm thế nào để có thể chăm sóc người cao tuổi tại gia đình hiệu quả nhất? Mời các bạn cùng tham khảo các bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về những lưu ý quan trọng trong việc chăm sóc và đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần cho người cao tuổi, giúp họ sống hạnh phúc bên gia đình và con cháu.

Tuyệt đối không để người cao tuổi có cảm giác tủi thân

Tuyệt đối không để người cao tuổi có cảm giác tủi thân

Người cao tuổi có thể không tự chăm sóc được bản thân do thể chất cũng như tâm lý thay đổi. Đây cũng chính là lý do làm không ít người cao tuổi luôn lo lắng quá mức dẫn đến dễ cáu gắt, khó chịu. Họ luôn muốn con cái ở bên cạnh chăm sóc và luôn thấy mình như người thừa, bị lãng quên.

Do tuổi tác nên người lớn tuổi rất khó hòa nhập với cuộc sống của những thành viên trẻ tuổi trong gia đình. Nên họ thường cảm thấy cô đơn. Do đó, khi chăm sóc người cao tuổi tại nhà cần chú ý luôn tạo cho họ cảm giác được chia sẻ, gần gũi khi ở bên cạnh con cháu.

Trong gia đình có người cao tuổi, bạn nên dành thời gian cho những chuyến du lịch gia đình. Để họ cảm thấy được thư giãn và yêu thương. Ở tuổi ngoài 60 trở đi, họ thường muốn đi du lịch đây đó cũng như về thăm quê hương. Do vậy, khi chăm sóc người cao tuổi cần hiểu được tâm lý này. Từ đó tạo điều kiện, khuyến khích để họ thực hiện được mong ước của bản thân.

Người cao tuổi thường hay suy nghĩ khi ở một mình. Trong cuộc sống chung với con cháu, thường do tính chất công việc nên con cháu thường đi cả ngày, nhiều khi đi sớm, về muộn. Người cao tuổi không được trò chuyện cùng người thân thường xuyên cũng hay suy nghĩ, buồn bã. Để động viên ông bà, bố mẹ đã lớn tuổi, chúng ta nên hướng họ tham gia các hoạt động xã hội; gặp gỡ bạn bè cũng là giải pháp giúp tuổi già của người cao tuổi thêm vui khỏe.

Lưu ý khi thấy người cao tuổi ăn uống kém hơn bình thường

Ở người cao tuổi, việc ăn uống cũng trở nên kém ngon hơn do khả năng tiêu hóa thức ăn cũng như vị giác bị giảm. Việc nhai nuốt cũng gặp nhiều khó khăn khi cơ xương hàm bị teo, chân răng cũng yếu hơn ở tuổi ngoài 70. Do vậy, khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, khẩu vị. Nên chế biến các món ăn kích thích vị giác, dễ tiêu hóa. Nó giúp người cao tuổi ăn được nhiều hơn. Thay vì thấy việc kén ăn ở người cao tuổi là bình thường.

Nên khám sức khỏe định kỳ

 Khi chăm sóc người cao tuổi nên khám sức khỏe định kỳ

Nên đưa ông bà, cha mẹ đi khám sức khỏe định kỳ từ 3 đến 6 tháng 1 lần. Bởi trong cơ thể người cao tuổi luôn ẩn chứa các bệnh tiềm ẩn gây hại cho sức khỏe. Cụ thể như: tai biến, huyết áp, tim mạch, tiểu đường, hay các bệnh về xương khớp,… Do sức đề kháng bị giảm, cơ thể bắt đầu bị lão hóa.

Khi bệnh đã phát ra bên ngoài nghĩa là bệnh đã nặng. Cơ thể người cao tuổi phục hồi rất lâu. Nên thời gian chữa trị cũng kéo dài hơn. Phát hiện sớm điều trị sớm sẽ giúp người cao tuổi nhanh hồi phục hơn. Họ không cảm thấy mệt mỏi. Cũng như cảm thấy mình không phải là gánh nặng cho gia đình.

Không để người cao tuổi cảm thấy mình là gánh nặng

Người cao tuổi cần chăm sóc bản thân mình thật tốt, đảm bảo cơ thể luôn được khỏe mạnh để người cao tuổi không cảm thấy lo lắng, thấy bản thân là gánh nặng cho gia đình. Người chăm sóc có khỏe mạnh thì người cao tuổi cũng cảm thấy lạc quan và yêu đời hơn.

Người chăm sóc nên chia sẻ công việc với mọi người, đảm bảo thời gian giải trí của bản thân, cung cấp dinh dưỡng và nước vào cơ thể đầy đủ để đảm bảo sức khỏe.

Hi vọng, những lưu ý trên sẽ giúp gia đình chăm sóc người cao tuổi tại nhà. Và tránh được những điều không mong muốn xảy ra. Giúp người cao tuổi thêm vui khỏe, không cảm thấy bản thân là gánh nặng cho gia đình.