3 Tháng Mười Hai, 2023

Thông tin

Thông Tin Tổng Hợp

ĐBSCL phát triển mạnh mẽ thu hút giới đầu tư bất động sản

ĐBSCL phát triển mạnh mẽ thu hút giới đầu tư bất động sản

Được hình thành bởi 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ; khu vực đồng bằng sông Cửu Long là nơi sinh sống của gần 20 triệu dân. Khu vực này có khoảng 4 triệu ha đồng bằng phù sa màu mỡ do sông Tiền và sông Hậu bồi đắp, nguồn nước dồi dào từ hệ thống sông Cửu Long, khí hậu thuận lợi. Với những đặc điểm nổi bật như vậy, khu vực này từ lâu đã được đặc biệt quan tâm và là nơi tập trung sản xuất, đảm bảo nguồn lương thực cho cả nước. Nhờ tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp, du lịch và đầu tư cơ sở hạ tầng, Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh mẽ, trở thành điểm sáng thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư bất động sản.

Chính sách đầu tư hạ tầng – Chìa khóa đánh thức tiềm năng phát triển

Nếu hiện đại hóa hạ tầng giúp Quảng Ninh có tốc độ đô thị hóa cao hàng đầu cả nước; thì chính sách đầu tư hạ tầng cho các tỉnh ĐBSCL chính là chìa khóa đánh thức mọi tiềm năng phát triển. ĐBSCL là vùng chiếm phần lớn nguồn vốn đầu tư của nhà nước cho nâng cấp hạ tầng. Giai đoạn 2016 – 2020, ĐBSCL được đầu tư từ ngân sách Trung ương 79.905 tỷ đồng; chiếm 18,05% so với cả nước. Giai đoạn 2021 – 2026, số vốn đầu tư cho vùng dự kiến sẽ tăng 20% chạm mốc 388.000 tỷ; tập trung chủ yếu vào hạ tầng.

Quy hoạch hạ tầng ĐBSCL sắp tới được định hướng đầu tư tập trung vào mạng lưới giao thông đường bộ; hoàn thiện hệ thống cầu, đường với tổng số vốn lên đến 50.690 tỉ đồng; chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư cả ngành Giao thông Vận tải.

Chính sách đầu tư hạ tầng

Quy hoạch hạ tầng ĐBSCL sắp tới được định hướng đầu tư tập trung vào hệ thống cầu, đường, nổi bật là bức tranh 7 tuyến đường bộ cao tốc bao gồm các đoạn: Cần Thơ – Cà Mau; Chơn Thành – Đức Hòa; Đức Hòa – Mỹ An; Mỹ An – Cao Lãnh; An Hữu – Cao Lãnh; Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu khi hoàn thành sẽ thay đổi hoàn toàn diện mạo ĐBSCL, tăng cường liên kết vùng, rút ngắn thời gian di chuyển và đẩy mạnh giao thương.

Hệ quả là, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng góp phần gia tăng nhu cầu ở, kết nối thuận tiện của cư dân ĐBSCL, hình thành những khu dân cư sầm uất kéo theo giá trị BĐS tăng cao.

Kinh tế phát triển vượt bậc

Cùng với sự hoàn thiện hạ tầng, kinh tế ĐBSCL cũng đạt mức tăng trưởng cao; năm 2018 đạt 7,8%, năm 2019 đạt 7,22% cao hơn trung bình cả nước (7,08% năm 2018; 7,02 năm 2019). Năm 2020 trong bối cảnh đại dịch COVID-19, các địa phương vùng ĐBSCL đã nỗ lực đạt 2,38% GRDP; đưa Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng GDP dương.

ĐBSCL được đánh giá là môi trường lý tưởng để phát triển doanh nghiệp; khi một số tỉnh trong tốp đầu của cả nước về chỉ số PCI (Đồng Tháp xếp vị trí thứ 2, Long An xếp thứ 3; Vĩnh Long, Bến Tre theo thứ tự xếp thứ 6 và 8). Riêng quý I/2021, số lượng doanh nghiệp tăng đáng kể với 3.326 doanh nghiệp gia nhập thị trường; trong đó có 2.462 DN mới, 864 DN quay trở lại hoạt động.

Đặc biệt, ĐBSCL có tiềm năng lớn về phát triển du lịch; đặc biệt là loại hình du lịch sông nước nhờ địa thế vùng nằm ở hạ lưu sông Mekong với hệ thống sông ngòi chằng chịt, trải dài qua các tỉnh. Về du lịch biển; nổi tiếng nhất có đảo Phú Quốc với một trong những bãi biển đẹp hàng đầu hành tinh.

Sở hữu tài nguyên du lịch phong phú; ĐBSCL được ghi nhận có năng lực cạnh tranh tốt về nhóm ngành du lịch. Năm 2019, lượng khách du lịch đến An Giang (9,2 triệu lượt); Cần Thơ (8,9 triệu lượt), Kiên Giang (8,8 triệu lượt); Đồng Tháp (4,0 triệu lượt) cao hơn một số tỉnh/TP du lịch mũi nhọn của cả nước (Khánh Hòa 3,5 triệu lượt, Quảng Nam 7,6 triệu lượt…).

ĐBSCL trở thành điểm sáng thu hút trong thị trường bất động sản

Nhờ hạ tầng hoàn thiện và kinh tế khởi sắc; nhiều dự án kinh tế lớn kéo theo đông đảo công nhân, chuyên gia về sinh sống phát sinh nhu cầu cơ sở lưu trú hiện đại, đầy đủ dịch vụ tiện ích. Chính điều này là động lực để nhiều “ông lớn” địa ốc đầu tư phát triển các dự án BĐS.

đồng bằng sông cửu long

Trong đó, Phú Quốc (Kiên Giang) phát triển mạnh loại hình BĐS nghỉ dưỡng được đầu tư bởi các tập đoàn lớn như Vingroup (Grand World Phú Quốc); Sun Group (Sun Grand City New An Thới), Tân Á Đại Thành (Meyhomes Capital Phú Quốc). Còn lại, các tỉnh đồng bằng như Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang phát triển các khu đô thị, sản phẩm BĐS nhà ở, BĐS thương mại cao cấp cho cư dân.

Kể đến dự án về BĐS nhà ở điển hình có: Stella Mega City tại Cần Thơ; Happy Home Cà Mau; FLC La Vista Sadec – khu đô thị được quy hoạch bài bản tại Đồng Tháp.

Với mong muốn kiến tạo một khu đô thị sống hiện đại, đẳng cấp, quy mô đồng bộ tại Đồng Tháp; FLC La Vista Sadec đã đầu tư xây dựng hàng loạt tiện ích cao cấp; thiết lập quy chuẩn sống sang cho giới tinh hoa tại Sa Đéc.

Cùng chuỗi sản phẩm shophouse, shopvilla, dự án hứa hẹn trở thành khu giao thương sầm uất hàng đầu Đồng Tháp kéo theo nhiều nhà đầu tư thứ cấp về đây.

Tuy nhiên ĐBSCL cũng đang đối mặt với nhiều thách thức

Tuy nhiên, hiện ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức như biển đổi khí hậu làm sạt lở gây hủy hoại mùa màng; trình độ của người lao động chưa cao khi tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nằm ở mức 90,8%; làm ảnh hưởng đến năng suất của cả vùng; hay độ tuổi trung bình của người lao động ngày càng tăng khi nhiều người trẻ rời nông thôn lên thành thị. Để tăng sức hút với nhà đầu tư; và thuyết phục người dân ở lại địa phương, ĐBSCL vẫn còn nhiều việc phải làm; theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD).

Chính vì thế, thu nhập bình quân năm của người dân ở đây chỉ ở mức xấp xỉ 60 triệu đồng như hiện nay thì chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, cần có những giải pháp cụ thể để thu hút nguồn lực tốt hơn. Ngoài ra, tính liên kết vùng của ĐBSCL chưa cao khi các cơ sở nằm rất rải rác; khiến khả năng thu hút vốn đầu tư vào bất động sản (BĐS) còn hạn chế, dẫn tới khó hình thành khu dân cư lớn.

ĐBSCL muốn vươn lên một tầm mới; thì cần phải cải thiện thu nhập bình quân đầu người, phát triển thêm hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; và chú trọng vào kinh tế đô thị, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao, Savills Việt Nam nhìn nhận.