4 Tháng Mười Hai, 2023

Thông tin

Thông Tin Tổng Hợp

Tất tần tật những điểm chú ý khi chăm sóc cho trẻ sơ sinh

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Sau 9 tháng mòn mỏi đợi mong, thì cuối cùng cũng đến lúc thiên thần bé nhỏ của bạn chào đời. Bạn sẽ được âu yến, nâng niu, ẵm bồng thiên thần bé nhỏ của mình trong vòng tay. Hạnh phúc ngập tràn cả gia đình khi chào đón thành viên mới, tuy nhiên sẽ vô cùng lạ lẫm với việc chăm sóc thiên thần này. Đối với các bậc phụ huynh khi chưa có kinh nghiệm mới sinh con lần đầu thì đây là một nhiệm vụ khó khăn. Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà bậc phụ huynh nào cũng cần phải biết để trẻ luôn khỏe mạnh.

Cho trẻ sơ sinh bú

Cho trẻ sơ sinh bú

Khi còn trong bụng mẹ, trẻ được cung cấp chất dinh dưỡng liên tục từ máu mẹ qua nhau thai. Chính vì thế khi chào đời trẻ dễ bị đói, rét nên cần phải có đủ năng lượng để sưởi ấm cơ thể và chống đỡ với thời tiết bên ngoài. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tuần tuổi cần phải nhớ rằng trẻ có nhu cầu ăn rất cao, cần được bú mẹ càng sớm càng tốt ngay khi chào đời. Vì thế, mẹ phải đáp ứng nhu cầu của trẻ ngay khi bé cần chứ không nên tuân theo một giờ giấc nhất định nào.

Sữa non là thức ăn chính và tốt nhất cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này. Chính vì vậy, mẹ không nên vắt sữa non bỏ đi mà hãy tận dụng triệt để chúng. Trẻ sơ sinh chưa đầy tháng nếu được bú sữa non ngay sau khi sinh thì tỷ lệ bị viêm phổi và tiêu chảy sẽ rất thấp.

Giữ ấm

Chăm sóc con yêu cần chú ý phải giữ ấm cơ thể trẻ. Nếu để trẻ bị rét, hạ thân nhiệt trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công trẻ và gây ra nhiều bệnh lý. Nếu không có vấn đề gì xảy ra với mẹ và trẻ sau khi sinh thì tốt nhất hãy để trẻ được nằm chung với mẹ, điều này vừa giúp kết nối tình mẫu tử, vừa giúp truyền hơi ấm từ mẹ sang con và mẹ có thể quan sát con mọi lúc, kịp thời xử lý khi có vấn đề không mong muốn xảy ra.

Bế trẻ sơ sinh ở tư thế mà trẻ thích nhất

Bạn sẽ sớm biết được tư thế bế mà trẻ thích nhất. Mỗi đứa trẻ đều có sở thích được bế riêng. Trẻ sơ sinh thường thích được bế và ôm ấp để cảm nhận được sự dỗ dành qua hơi ấm từ cơ thể người lớn. Bé cũng sẽ cảm thấy an toàn và bình tĩnh hơn khi đang nằm gọn trong vòng tay của bạn – khi đầu, chân và tay của bé được ôm và bao bọc.

Chú ý trong việc thay tã

Chú ý trong việc thay tã

Bởi trẻ sơ sinh tiểu tiện rất thường xuyên nên việc thay tã cách nhau từ 2 đến 3 tiếng trong vài tháng đầu tiên là cực kì quan trọng. Nhưng bạn cũng có thể đợi đến khi trẻ dậy rồi hẵng thay tã. Thông thường nước tiểu sẽ không ảnh hưởng đến da của bé. Tuy nhiên, chất axit bên trong phân thì lại có thể, vậy nên hãy thay tã ngay sau khi con bạn thức dậy.

Bố mẹ nên thận trọng sử dụng tã quấn quá kín. Sử dụng tã quấn quá kín sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của da. Vì được bao bọc quá kín nên những chất thải tiết ra từ cơ thể trẻ cùng với mồ hôi sẽ không thoát được ra ngoài. Trong những chất thải đó có chứa rất nhiều CO2, đây là những chất không có lợi cho sự phát triển da của trẻ. Nếu người lớn không chú ý, da của trẻ sẽ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.

Trẻ sơ sinh không cần thiết phải tắm nhiều

Trẻ sơ sinh không cần thiết phải tắm nhiều. Trong vài tháng đầu tiên, hãy cho trẻ tắm bọt đến khi cuống rốn của bé đã rụng hẳn. Sau đó, cần tắm bình thường cho trẻ từ 1 đến 3 lần một tuần trong năm đầu đời. Tắm thường xuyên sẽ khiến da bé bị khô.

Bố mẹ cần ghi nhớ những lưu ý khi chăm trẻ sơ sinh vùng rốn khi chưa rụng như sau:

  • Trước khi vệ sinh rốn cho trẻ, bạn cần rửa tay thật sạch, sát trùng tay bằng cồn 90°.
  • Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn của bé ra.
  • Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem rốn có bị viêm đỏ, có mủ, chảy dịch vàng, chảy máu, có mùi hôi hay bất thường nào khác không.
  • Lau rốn bằng bông gòn với nước chín vô trùng, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.
  • Sát trùng vùng da quanh rốn bằng nước muối sinh lý.
  • Có thể để hở hoặc che bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.
  • Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ thứ gì vấy bẩn vào vùng rốn.

Một khi rốn của trẻ đã lành hẳn, hãy thử cho trẻ tắm trực tiếp với nước. Lần tắm đầu tiên càng nhẹ nhàng và càng nhanh càng tốt. Nếu trẻ tỏ ra không thích, hãy cho trẻ tắm bọt, rửa sạch những bộ phận cần thiết. Đặc biệt là bàn tay, cổ, đầu, mặt, đằng sau hai lỗ tai, nách và vùng mặc tã. Tắm bọt là cách thay thế hữu hiệu cho việc tắm thường trong 6 tuần đầu tiên.

Nên rung lắc ru ngủ, nằm nôi rung với dao động vừa phải

Nên rung lắc ru ngủ, nằm nôi rung với dao động vừa phải

Rung lắc trẻ khi nựng, khi ru ngủ, hay khi dỗ dành trẻ là thói quen xấu của không ít phụ huynh, do lầm tưởng làm vậy bé sẽ thích. Sự thật là: rung lắc trẻ càng mạnh tay có thể vô tình gây tổn hại cho não trẻ, thậm chí tử vong do giập não, phù, chảy máu trong não, dẫn đến tử vong. Những tổn thương này có thể xảy ra chỉ với 5 giây rung lắc, thậm chí là 3 giây. Những tổn thương này rất khó có thể phát hiện, trừ trường hợp nặng. Nhưng khi lớn, trẻ có thể bị chậm phát triển trí tuệ, thị lực kém, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, tổn thương kỹ năng

Không nên dùng chất tẩy để giặt quần áo cho trẻ

Trong chất tẩy và các loại nước giặt đều chứa nhiều sulfonate alkyl benzen và nhiều chất hóa học khác. Những chất này đều có tác dụng gây ức chế mạnh mẽ. Nếu giặt không sạch rất có thể sẽ khiến da của trẻ bị nhiễm độc và dị ứng. Chính vì vậy, không nên dùng các chất này để giặt quần áo cho trẻ.

Trong phòng ngủ của trẻ không nên đặt hoa

Trẻ có thể bị dị ứng phấn hoa. Ngoài ra, một số loài hoa có chứa độc tố gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như lá và hoa trúc đào, hoa đinh hương, hoa nhài có mùi quá mạnh sẽ gây dị ứng, xương rồng có gai dễ làm trẻ bị thương…

Các chú ý khác mà bố mẹ nên nhớ

Các chú ý khác mà bố mẹ nên nhớ

  • Tiêm chủng đúng lịch.
  • Theo dõi sự phát triển về tinh thần, vận động của trẻ theo đúng lứa tuổi.
  • Tái khám theo hẹn của bác sỹ (Khám mắt cho trẻ đẻ non có cân nặng lúc sinh dưới 2000g khi trẻ được 4 tuần tuổi, trẻ bị bệnh tim mạch…).
  • Trẻ sơ sinh nên được khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế( 1 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng…)

Một vài dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

Nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu nguy hiểm sau đây cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu:

  • Bú ít hoặc bỏ bú.
  • Co giật hoặc co cứng.
  • Ngủ li bì khó đánh thức.
  • Thở rít khi nằm yên, thở khò khè.
  • Sốt cao hoặc hạ thân nhiệt.
  • Chảy máu bất cứ chỗ nào.
  • Vàng da đậm hoặc vàng da sớm (24 giờ tuổi).
  • Nôn liên tục, bụng chướng.

Chúc bé yêu nhà bạn sẽ luôn ngoan ngoãn khỏe mạnh!