Những nguyên tắc giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh

Quy tắc giữ ấm cho trẻ cực hay trong ngày lạnh

Nuôi con nhỏ là một trong vấn đề khiến nhiều mẹ bỉm sữa “đau đầu”. Đặc biệt trong những ngày thời tiết miền Bắc duy trì nền nhiệt độ khá thấp. Vào buổi tối trời lạnh sâu, ban ngày tuy có nắng nhưng không khí hanh khô. Trong khi ấy, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi dưới 2 tuổi chưa thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp với nhiệt độ xung quanh. Vì vậy, điều cực kì quan trọng đối các bậc phụ huynh là phải biết cách giữ ấm cơ thể cho bé để có mức nhiệt độ cơ thể phù hợp trong thời tiết lạnh giá của mùa đông mà trẻ vẫn thấy thoải mái.

Giữ ấm cho trẻ cần những nguyên tắc nào?

Giữ ấm cho trẻ cần những nguyên tắc nào?

Để giữ ấm cho con tốt trong mùa đông này mẹ cần nhớ lưu ý giữ ấm cho trẻ ở bụng, tay, chân và lưng. Đây là những vị trí cần thiết nhất. Đặc biệt cần phải đảm bảo đủ ấm áp cho trẻ. Khi thay quần áo cho trẻ mẹ cũng cần kiểm tra ngay những vị trí này. Nhằm đảm bảo cho trẻ đã đủ ấm áp.

Đặc biệt bàn tay của trẻ cần ấm áp và không được đổ mồ hôi. Lưng bé cũng cần phải giữ ấm ngăn mồ hôi chảy ra. Để tránh trường hợp bé bị lạnh. Riêng về giữ ấm bụng thì mẹ cần điều hòa ẩm thực cho bé hợp lý. Để bảo vệ dạ dày cho trẻ, tránh cho bé bị lạnh bụng. Ngoài ra vị trí ở chân bé cũng càn quan tâm. Vì đây là nơi có nhiều huyệt đạo nên đặc biệt cần phải đảm bảo ấm áp cho bé. Trong khi đó phần đầu của trẻ thì nhất thiết phải để ra ngoài mà không được trùm kín mít vì tránh cho bé bị bí hơi và không thoải mái. Đầu của bé cũng cần giữ thoáng mát cho bé hít thở thông thuận hơn.

Không cho trẻ mặc quá nhiều lớp

Có nhiều bà mẹ thường vì để giữ ấm cho con mà lồng cho con rất nhiều quần áo thành nhiều lớp. Đây cũng là một trong những phương pháp giữ ấm cho trẻ sai lầm. Việc cho trẻ mặc quá nhiều lớp khiến khi trẻ hoạt động, mồ hôi cơ thể ra thấm vào áo và làm cho trẻ bị dính mồ hôi, nếu có gió thổi mồ hôi sẽ dễ trở lạnh, bị bí không thoát được ra ngoài và càng làm cho trẻ dễ bị cảm lanh hơn.

Cách tốt nhất đảm bảo không mặc quá 4 lớp áo. Nếu không trẻ sẽ cảm thấy khó cử động và bí bách. Thậm chí ra mồ hôi. Lớp quần áo trong cùng nên cho trẻ mặc các loại áo quần phông, cotton ôm khít cơ thể. Tiếp theo là áo len, áo khoác. Khi đi ra ngoài trẻ cần thêm mũ và găng tay. Khi đi ngủ, trẻ cần đắp thêm chăn hoặc dùng túi ngủ.

Vì thế để đảm bảo tốt cho trẻ thì các mẹ nên mặc ít quần áo nhưng mặc cho bé quần áo dày để đảm bảo có thể cởi ra khi mồ hôi của trẻ ra ngoài mà vẫn đảm bảo đủ ấm áp cho con. Tránh cho bé cảm thấy bị bức bí vì quá nhiều quần áo và cảm thấy khó chịu

Nên tăng từ từ số lượng quần áo

Nên tăng từ từ số lượng quần áo

Nếu thời tiết đang dần dần chuyển sang lạnh hơn, thì để giữ ấm cho bé hiệu quả thì mẹ không nên mặc quá dày cho con một cách đột xuất. Thay vào đó tốt nhất mẹ cần lưu ý từ từ tăng số lượng quần áo lên. Để cho bé có thể cảm thụ được sự thay đổi và dần thích ứng theo. Đây cũng là một trong những cách thúc đẩy cho khả năng chịu lạnh của trẻ nhỏ. Làm cho trẻ hạn chế bị mắc những bệnh cảm lạnh thông thường, tăng cường sức đề kháng cho bé.

Tuyệt đối không mặc quá ấm cho bé

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh nên tránh mặc quá ấm cho bé, khi bạn cho bé mặc quá ấm thì bé hoạt động rất dễ đổi mồ hôi mà có thể bạn không biết được, khi đó lượng mồ hôi sẽ bị vải bọc của bé thấm đi và sau thời gian sẽ thấm ngược lại cơ thể của bé, làm cho bé dễ bị cảm lạnh hơn hoặc nghiêm trọng hơn có thể bị các nốt ngứa nổi lên, thậm chí là bị viêm da và bị các bệnh nhiễm trùng về da, như vậy sẽ không tốt đối với sức khỏe của bé.

Bạn cần biết lượng mồ hôi của trẻ nhỏ cũng tương đương như lượng nước tiểu, vì thế nên khi mặc đồ cho bé bố mẹ tuyệt đối không được ủ cơ thể bé quá ấm, vì làm thế cũng dễ dẫn tới viêm đường tiết niệu ở trẻ do lượng mồ hôi tải ra ngoài quá lớn. Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ thì cha mẹ tốt nhất nên thường xuyên lưu ý lau mồ hôi trên cơ thể cho trẻ để đảm bảo con khỏe hơn.

Ngoài ra nên giới hạn thời lượng vui chơi ngoài trời của trẻ. Vận động và chơi thể thao rất tốt cho sức khỏe của trẻ, nhưng cũng có thể gây hại nếu không được cha mẹ chú ý. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ nên giới hạn thời lượng vui chơi ngoài trời để đề phòng cơ thể trẻ bị mất nhiệt và đông cứng. Đảm bảo trẻ được làm ấm cơ thể ngay sau khi tham gia các hoạt động này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *