Tìm hiểu bệnh đau cột sống do hội chứng khớp liên mấu gây ra

Phương pháp tiêm khớp liên mấu

Hội chứng khớp liên mấu (Zygapophyseal syndrome hoặc Facet syndrome) là một bệnh lý cơ xương khớp rất thường gặp trên lâm sàng, chiếm 15-45% các nguyên nhân gây ra đau cột sống cổ và cả cột sống thắt lưng. Nguyên nhân gây nên hội chứng này là bởi tình trạng thoái hóa theo tuổi chiếm đến 80%, các nguyên nhân khác có thể là trượt đốt sống, bệnh lý bị viêm tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm cột sống dính khớp … Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh lý này, trong đó nổi bật là phương pháp tiêm corticoid vào khớp liên mấu sẽ được khuyến khích thực hiện nhiều vì đem lại hiệu quả điều trị nhanh chóng đối với người bệnh. Cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân cũng như là phương pháp điều trị bệnh lý này nhé.

Khái niệm hội chứng khớp liên mấu

Hội chứng khớp liên mấu là nguyên nhân chủ yếu gây nên triệu chứng đau cột sống cổ và cột sống thắt lưng.

Hội chứng khớp liên mấu bị gây ra là do sự thoái hóa theo độ tuổi hoặc do tình trạng trượt đốt sống, bệnh tự miễn như các bệnh liên quan đến cơ xương khớp bao gồm viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp.

hội chứng khớp liên mấu

Nguyên nhân gây ra hội chứng liên mấu

– Các động tác xoay, cúi hoặc ưỡn quá mức của cột sống lặp đi lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến những biến đổi thoái hóa của sụn khớp và có thể dẫn đến thoái hóa các cấu trúc khác của khớp như bao khớp, dây chằng và cả đĩa đệm cột sống. Độ căng của khớp phía thắt lưng là cao nhất ở động tác cúi quá mức.

– Giảm chiều cao đĩa đệm làm tải trọng cơ học lên khớp liên mấu tăng lên, được cho là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thoái hóa các khớp liên mấu.

55% các trường hợp hội chứng khớp liên mấu xảy ra ở đốt sống cổ và 31% ở thắt lưng. Tổn thương thấy ở tất cả các cấu trúc của khớp, đó là: sụn mặt khớp, bao khớp, màng hoạt dịch và xương dưới sụn. Ở cột sống lưng do có khung xương sườn nâng đỡ, tầm vận động của đoạn cột sống này cũng hạn chế hơn cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Vì vậy các khớp liên mấu của cột sống lưng ít bị ảnh hưởng hơn. Tuy nhiên khớp liên mấu của đốt sống T3-T4 nằm ở vùng chuyển tiếp giữa hai đường cong cột sống cổ và cột sống lưng; nên dễ bị tổn thương hơn các khớp khác;Đ lâm sàng hay gặp hội chứng khớp liên mấu ở hai khớp đốt sống lưng này.

Đau vùng cổ gáy do liên quan đến các khớp liên mấu ở cột sống cổ; được gọi là hội chứng cổ và đau thắt lưng do liên quan đến khớp liên mấu ở cột sống thắt lưng; được gọi là hội chứng thắt lưng. Đau ở cột sống lưng ngang mức T3-T4, thường ở một bên; tương ứng huyệt Phế Du là hội chứng khớp liên mấu T3-T4.

Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng của hội chứng khớp liên mấu

Triệu chứng lâm sàng của hội chứng khớp liên mấu đó là:

  • Đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng, đau tăng lên khi ưỡn hay nghiêng cột sống. giảm bớt khi cúi gập người.
  • Khi ấn vào các điểm cạnh cột sống thì có triệu chứng đau
  • Không có những biểu hiện đau theo kiểu chèn ép rễ thần kinh

Cận lâm sàng gợi ý đến hội chứng khớp liên mấu bao gồm:

  • Phim X – quang cột sống và phim chụp cắt lớp vi tính cột sống thấy hẹp khe khớp; phần xương dưới sụn bị xơ hóa, bao khớp có tình trạng calci hóa, mỏm khớp phì đại, có thể có hiệu ứng chân không
  • Phim chụp cộng hưởng từ cột sống thấy hình ảnh phù xương dưới sụn và tăng tín hiệu ở những vị trí bờ khớp.

Phương pháp điều trị hội chứng liên mấu

Để điều trị hội chứng liên mấu có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Điều trị bảo tồn:

  • Tập những bài tập cột sống cổ, cột sống thắt lưng; tránh việc chịu lực lớn vào những bộ phận này
  • Vật lý trị liệu
  • Uống thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDS
  • Thuốc giãn cơ.

Điều trị can thiệp:

  • Tiêm corticosteroid vào khớp liên mấu
  • Hủy nhánh thần kinh giữa sau cột sống thắt lưng, cột sống cổ bằng công nghệ sóng cao tần.

Phương pháp tiêm khớp liên mấu

Phương pháp tiêm khớp liên mấu

Tiêm cạnh cột sống cổ, cột sống thắt lưng hay còn gọi là tiêm khớp liên mấu; thường được chỉ định nếu những phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả trong khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, chống chỉ định của phương pháp này là những bệnh nhân mắc phải các bệnh lý sau:

  • Viêm đĩa đệm đốt sống
  • Tổn thương cột sống nguyên nhân chèn ép rễ thần kinh hoặc do những bệnh lý huyết học
  • Người bị suy giảm miễn dịch
  • Thận trọng với những bệnh nhân bị tăng huyết áp, đái tháo đường,rối loạn đông máu.

Các bước thực hiện bao gồm:

  • Kiểm tra hồ sơ bệnh án
  • Chuẩn bị người bệnh
  • Sát trùng tay, mang găng vô khuẩn
  • Chuẩn bị thuốc Depo – Medrol 40mg – 0.5ml
  • Sát khuẩn vị trí tiêm
  • Xác định vị trí tiêm: Yêu cầu người bệnh nằm hay ngồi, xác định vị trí ngang mỏm gai sau đốt sống cổ; cách cột sống 1.0cm là vị trí cần tiêm
  • Đưa kim vào da cho đến khi chạm đến khớp liên mấu, rút bớt kim ra khoảng 1mm; kiểm tra xem kim tiêm có hút ra máu không sau đó tiến hành tiêm vào khớp liên máu
  • Sát khuẩn, băng vết tiêm.

Tiêm thuốc Corticoid vào khớp liên mấu là một trong những phương pháp điều trị được lựa chọn rất nhiều hiện nay; cho hiệu quả điều trị cao và nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *