Chạy bộ sau khi sinh em bé cần lưu ý những điều sau

Chạy bộ sau khi sinh em bé cần lưu ý những điều sau
Phụ nữ sau sinh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe trước khi thực hiện các bài tập thể dục tổng hợp, đặc biệt là trước khi chạy bộ. Mang thai và sinh con là một quá trình căng thẳng, đau đớn nhưng tuyệt vời. Tuy nhiên, phụ nữ cần phải đối mặt với những thay đổi lớn như béo bụng, đau lưng và mông, dây chằng bị giãn, rạn da, da chùng, rụng tóc và phù chân… đều bị ảnh hưởng. Vì vậy, cơ thể cần thời gian để chữa lành và phục hồi trước khi chạy và tập luyện trở lại. Do kiên nhẫn và mong muốn có được thân hình cân đối, cường tráng, nhiều phụ nữ quay lại thói quen chạy bộ sau sinh khi cơ thể hồi phục.

Lợi ích của việc chạy bộ sau sinh

Việc chạy bộ mỗi ngày đối với những chị em sau sinh thực sự rất tốt trong việc giảm béo cơ thể; nhất là vùng bụng và đùi. Trong thời kỳ mang thai chị em thường bị tích lũy mỡ thừa tại hai bộ phần này là nhiều nhất. Vì thế mà chạy bộ trên máy chạy bộ tại nhà là sự lựa chọn hoàn hảo. Chỉ cần 30 phút mỗi ngày (trong những lúc rảnh dỗi như khi bé ngủ chẳng hạn) chạy bộ thì lượng mỡ thừa bị đốt cháy tạo vùng đùi và bụng là đáng kể.

Ngoài ra, việc chạy bộ nói riêng hay tập thể thao nói chung. Sẽ mang đến cho chị em phụ nữ sau sinh nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ mà không chỉ đơn giản là giảm mỡ như:

Lợi ích của việc chạy bộ sau sinh

  • Chạy bộ giúp tăng cường lưu thông khí huyết. Kích thích hormone endorphin tăng sự hăng hái và vui sống khoẻ; đẩy lùi tress.
  • Chạy bộ sẽ giúp tăng cường sự trao đổi chất, cải thiện nhóm cơ vùng hông. Giúp đẩy lùi tình trạng táo bón mà hầu như mẹ sau sinh nào cũng mắc phải.
  • Các bài tập chạy sẽ tăng sự dẻo dai khớp xương, giảm tình trạng bị đau lưng. phục hồi cơ bắp, cải thiện chức năng tim mạch.
  • Các bài tập chạy bộ đơn giản nhưng sẽ giúp cơ bụng của bạn săn chắc, phẳng mịn.

Thời điểm nào thích hợp để chạy bộ sau sinh?

Dù sinh mổ hay thường, tử cung cũng bị giãn rộng và thường mất 4-6 tuần để co lại. Nếu cố vận động quá sức trong thời gian vết thương chưa lành hẳn; chị em có nguy cơ xuất huyết trở lại. Đây là lý do bạn cần gặp bác sĩ kiểm tra sức khỏe trước khi quyết định tập thể thao.

Thông thường, trường hợp không gặp biến chứng và vấn đề sức khỏe sau sinh. Bác sĩ sẽ chỉ định sinh hoạt bình thường sau 6 tuần nghỉ ngơi. Lúc này tử cung đã lành lặn, trở lại kích thước bình thường.

Nhiều bác sĩ lưu ý vài trường hợp có thể mất hơn 6 tuần để cơ sàn chậu hồi phục hoàn toàn (người sinh thường). Do đó không nên chạy bộ trong 12 tuần để ngăn ngừa sa dạ con (còn gọi là sa sinh dục).

Ngoài ra, để xác định thời gian chạy bộ trở lại; bác sĩ còn dựa trên tiền sử sức khỏe từng cá nhân. Khi được phép vận động, bạn nên tập nhẹ rồi tăng dần cường độ; không thể ngay lập tức quay lại lịch trình cũ.

Nên chạy từ từ khi tập lại

Nên chạy từ từ khi tập lại

Các mẹ bỉm sửa có thể bắt đầu từ từ và tăng dần tốc độ lẫn cường độ khi thấy thoải mái. Chuyên gia khuyên chị em nên bắt đầu tập trên máy chạy bộ; giảm tốc độ, chạy trên bề mặt mềm hơn hoặc tránh chạy đồi trong thời gian đầu.

Bắt đầu lại từ từ và thiết kế lịch tập sẽ giúp bạn ít bị đau cơ hơn và giảm nguy cơ chấn thương. Thêm vào đó, sau sinh tinh thần hay căng thẳng do thay đổi hormone. Vì vậy không nên ép bản thân quá mức, dễ dẫn đến mệt mỏi, nản lòng.

Tăng cường sức mạnh cho các cơ sàn chậu

Trường hợp sinh mổ, xương chậu vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình mang thai và cần được quan tâm, phồi phục.

Có thể mất đến 6 cơ sàn chậu mới phục hồi, chỉ khi được bác sĩ cho phép. Bạn mới được quay lại với bài tập nâng tạ nặng hoặc chạy bộ – hai môn thể thao tác động mạnh lên cơ sàn chậu. Các bác sĩ khuyên rằng trước khi bắt đầu chạy sau sinh. Chị em nên giữ cơ sàn chậu co lại trong 10 giây thông qua bài tập kegel.

Bài tập kegel được đánh giá là an toàn cho phụ nữ sau sinh. Những phải được sự đồng ý của bác sĩ. Khi thực hiện bài tập cơ sàn chậu, nếu thấy đau hãy dừng lại. Lắng nghe cơ thể là điều quan trọng trong mọi môn thể thao.

Nếu chạy bộ là quá sức với cơ thể, chị em nên bắt đầu bằng việc đi bộ rồi tăng dần cường độ; chặng đường và tốc độ lên thành chạy bộ. Đi bộ cũng giúp cơ thể tuần hoàn lưu thông máu tốt hơn.

Những cách trên chỉ mang tính chất tham khảo. Phụ nữ sau sinh nên gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe; thể lực trước khi tập thể thao nói chung và chạy bộ nói riêng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *