Lá lủi nấu hến thêm chút đậm đà hương vị quê

Canh hến

Hến và lá lủi đối với chốn thành thị có thể là điều gì đó khó có thể mườn tượng được thì đối với những con người miền quê sông nước lại là chuyện khác. Cào hến là một việc vô cùng quen thuộc với họ kể cả những đứa trẻ cũng có thể làm việc đó một cách thuần thục. Đối với người lớn thì việc cào hến có thể mang lại nguồn thu nhập cho họ. Nguồn thu nhập ấy có thể không cao những vẫn đủ để trang trải những khó khăn trong cuộc sông.

Ngược lại đối với những đứa trẻ thì việc cào hến như một niềm vui cũng như một thành quả đem về nhà và được chế biến thành món ăn cho cả gia đình. Hến có thể chế biến được rất nhiều món ngon tuy vậy có thể nói canh hến nấu cùng lá lủi có lẽ là món ăn giữ được đầy đủ hương vị của hến nhất. Món ăn chế biến vô cùng đơn giản nhưng lại mang đến một hương vị mà không có gì có thể so sánh được. Từ vị ngọt đến từ hến cho đến vị thơm của lá lủi cả hai hòa quyện lại và đem đến cho người ăn một cảm giác nhẹ nhàng bay bổng. Hãy để chúng mình bật mí cho mọi người cách nấu món này nhé.

Cách làm món hến nấu lá lủi

Thuở ấy, những đứa trẻ chúng tôi ham bắt hến, đặc biệt những ngày tháng ba, tháng tư đúng thời tiết cuối xuân đầu hạ, nước ấm, hến nhiều lại ngọt thịt, to con, mỗi lần đi cào hến ba má gọi mãi không về.

Hến

Hến sau khi được cào về, má mang hến ra giếng vừa chà vừa nhồi thật sạch bùn nhớt bám trên vỏ rồi mới cho vào xoong, bắc lên bếp luộc hến. Má dùng đũa khuấy đều cho những con hến bé xíu rời khỏi vỏ. Thịt hến được vớt ra, để ráo. Nước luộc hến để cho lắng, lọc lấy phần nước sạch. Ruột hến sau khi vớt ra để cho ráo nước. Mỗi nhà mỗi kiểu chế biến riêng, còn tôi thích nhất là nấu canh rau lủi vườn. Mỗi lần tôi cào hến về, chị hai nhanh tay cắp chiếc rổ tre đi dạo quanh vườn nhà, ngắt những đọt rau lủi xanh mơn mởn.

Canh rau lủi nấu hến tuy đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của người nội trợ. Để tận hưởng hết vị thanh ngọt, cần chọn những ngọn rau còn non để nấu – những ngọn rau mà má tôi chỉ khẽ bấm móng tay vào đã gãy gọn. Rau hái về còn tươi xanh, nhặt lượm lá sâu, bỏ rác bám rồi rửa sạch, cho vào chiếc rổ con để ráo nước. Đặt nồi lên bếp, cho dầu vào chảo, thêm ít hành phi thơm, đổ ruột hến vào xào, nêm nếm chút gia vị. Khi nào thấy ruột hến hơi vàng, thịt săn lại thì nhấc xuống bếp.

Kế tiếp là bắc nồi lên bếp, đổ phần nước hến đã luộc vào đun. Nước sôi cho ruột hến đã xào vào, nêm thêm gia vị vừa ăn rồi mới thêm rau lủi. Nồi canh hến chín tỏa mùi thơm ngọt ngào, đánh thức vị giác nhờ mùi thơm từ lá lủi.

Một chút lưu luyến hương vị xưa

Bây giờ, sáng sớm đi làm đến cơ quan. Khi nắng ban mai tràn ngập mé sông Thu Bồn (Quảng Nam). Trên những bãi bùn non lấp loáng ánh bình minh, làng tôi vẫn rộn ràng bóng người đi cào hến. Không giống như chị và má đã từng cắp rổ hến của mình chạy ra chợ làng. Nay, hến vừa cào lên, cho vào lò luộc. Là có thương lái đến lấy hàng đi khắp các ngả chợ.

Nên giờ ăn hến dễ hơn xưa nhiều, chỉ ra chợ ven sông ngày nào cũng có hến nóng hổi. Mua hến bằng chén, một chén mươi ngàn thôi là có một bữa ngon. Tôi, dẫu đã hai thứ tóc nhưng chẳng khác gì thời đi học. Vẫn ghiền canh hến sông rau lủi vườn nhà má nấu. Xưa, luộc lên bao giờ cũng nâng niu chén nước để dùng nấu canh. Nay, mua hến chớ quên xin thêm một gói nước. Với riêng tôi. Làm nên hồn cốt canh rau lủi chính là. Nước hến mang vị ngọt tinh túy của dòng sông quê nhà.

Hến nấu lá lủi

Má tôi thường bảo. “Người quê mình nhờ ăn canh hến rau lủi này mà ra đồng làm ruộng. Xuống sông bắt cá suốt ngày cũng không thấy nhức mỏi đó con à”. Quả thật canh hến sông rau lủi không chỉ là món ngon. Mà còn là vị thuốc quý, mát gan, nhuận tràng, chống lở miệng, chảy máu răng. Dẫu cuộc sống của người dân quê tôi đã khấm khá lên nhiều so với trước. Nhưng món canh hến nấu rau lủi vẫn luôn được xem là đặc sản số 1. Trong lòng vì đây chính là món đã nuôi lớn tôi và anh em tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *