Một số bệnh thường dễ gặp khi đi bơi bạn cần lưu ý

Một số bệnh thường dễ gặp khi đi bơi bạn cần lưu ý

Bơi lội là môn thể thao được mọi người đặc biệt ưa thích vào thời tiết nắng nóng, giúp thư giãn và xua đi cái nóng bức bụi bặm mệt mỏi. Dù vậy, phía sau sự mát mẻ, sảng khoái khi được ngâm mình trong làn nước mát, bơi lội cũng có thể ẩn chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của bạn.

Bể bơi (đặc biệt là bể bơi ở ngoài trời) được coi là nơi dễ bị ô nhiễm hơn cả. Những bể bơi này thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài sẽ dễ bị nhiễm bẩn bởi bụi bẩn, vi khuẩn và bào tử tảo trong nước mưa, phân chim…Ngoài ra, nguồn gây ra ô nhiễm cho bể bơi còn có cả các vi sinh vật, lượng dầu tiết ra ở trên cơ thể người đi bơi như mồ hôi, mỹ phẩm, các loại kem chống nắng, nước tiểu, nước bọt…Cùng tìm hiểu những bệnh thường gặp khi đi bơi để có những biện pháp phòng chống cần thiết, đảm bảo sức khỏe cho bản thân qua bài sau đây.

Bệnh khô da

Người đi bơi có thể bị khô da, đặc biệt đối với người viêm da cơ địa. Do nước hồ bơi chứa chlorine – một chất diệt khuẩn có khuynh hướng làm khô da. Thêm nữa, ngâm mình lâu trong nước sẽ rửa trôi các chất làm ẩm tự nhiên của da. Hậu quả là lớp sừng của da bị mất độ ẩm, da khô, tróc vảy và ngứa.  Và để khắc phục tình trạng khô da, nên tắm bằng nước ấm và thoa dưỡng ẩm trước khi bơi. Tắm lại bằng sữa tắm dịu nhẹ sau khi bơi. Tốt nhất là tắm với nước ấm hoặc nước lạnh thay vì nước quá nóng. Thoa dưỡng ẩm ngay sau khi tắm xong. Trường hợp khô da, tróc vảy nặng kèm đỏ, ngứa cần phải thoa corticosteroid theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh khô da

Bệnh viêm da khi tiếp xúc với kính bơi

Vòng đệm ở kính bơi có thể gây viêm da tiếp xúc ở những người dị ứng cao su. Gây đỏ da, ngứa và đôi khi nổi mụn nước ở vùng da tiếp xúc quanh mắt. Một số trường hợp dị ứng với kẹp mũi và nút tai. Người có tiền sử dị ứng nên thận trọng. Tránh tiếp xúc với những vật dụng có cao su, ví dụ kính bơi có cao su. Nếu bị viêm da thì nên thoa hoặc uống corticosteroid tùy mức độ nặng, theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh về hô hấp, tai mũi họng

Mũi họng thuộc đường hô hấp trên, trong sinh hoạt hằng ngày. Mũi họng như là cửa ngõ chính của cơ thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Khi bơi có thể bị nước lọt vào tai, mũi hoặc sặc nước, uống phải nước có thể dẫn đến viêm tai, mũi, họng. Một phần cũng do nhiễm khuẩn có trong môi trường nước kém vệ sinh. Có thể mắc hoặc tái phát bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang do dị ứng với các hóa chất tẩy rửa. Sau bơi nên tra rửa mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Hội chứng Pseudomonas

Trực khuẩn mủ xanh hay còn gọi là Pseudomonas là trực khuẩn Gram âm hiếu khí, thuộc giống vi khuẩn Pseudomonas. Nó có dạng hình que nhỏ, đứng riêng lẻ, thành đôi hoặc có khi xếp thành chuỗi. Và nó  có khả năng di động bằng một hoặc nhiều lông ở một đầu. Biểu hiện là tình trạng nổi các nốt đỏ, đường kính khoảng 1-2 cm. Biểu hiện này cảm giác rất đau ở lòng bàn chân và đôi khi ở lòng bàn tay. Các nốt này xuất hiện khoảng 48 giờ sau khi bơi do nhiễm vi khuẩn Pseudomonas. Bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Hội chứng Pseudomonas

Nấm bàn chân

Các vi nấm gây bệnh có thể lây truyền gián tiếp qua hồ bơi, sàn hồ bơi, sàn nhà tắm. Nhiễm nấm bàn chân là do hàng rào bảo vệ da của bị suy yếu. Da thường xuyên bị ẩm ướt là điều kiện thuận lợi lây truyền và phát triển vi nấm ở da. Ngoài ra, mặc đồ ẩm ướt kéo dài, vệ sinh kém cũng tạo điều kiện cho vi nấm phát triển. Mang dép khi đi lại quanh thành hồ bơi hoặc sàn tắm công cộng có thể giúp hạn chế nhiễm nấm bàn chân. Hạn chế mặc đồ chật. Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ sau khi bơi xong. Trường hợp nhiễm nấm cần điều trị bằng thuốc kháng nấm thoa hoặc uống tùy độ nặng.

Mụn cóc bàn chân là bệnh về da rất thường gặp khi đi bơi

Mụn cóc bàn chân là bệnh da rất thường gặp, do virus HPV gây ra. Mụn cóc bàn chân có biểu hiện giống như một nốt chai chân. Nhưng trên bề mặt có lấm tấm các chấm đen (giúp phân biệt với chai chân). Việc sử dụng phòng tắm hồ bơi công cộng hoặc đi lại quanh phòng thay đồ bằng chân trần sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các mụn cóc. Vận động viên bơi lội có tỷ lệ mắc mụn cóc bàn chân cao hơn so với nhóm người không bơi lội. Theo một nghiên cứu, tỷ lệ mụn cóc bàn chân ở những người hay bơi lội có sử dụng phòng tắm công cộng là 27%.

“Có thể hạn chế mắc mụn cóc bàn chân bằng cách mang vớ dùng trong hồ bơi và mang dép khi đi lại trong các phòng tắm công cộng. Trong trường hợp bị mụn cóc bàn chân, bệnh nhân cần đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được đốt laser, chấm nitơ lỏng”, bác sĩ khuyên.

Mụn cóc bàn chân

Viêm nang lông

Da tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa ở hồ bơi, bồn ngâm nước nóng, các bồn tắm sục. Vi khuẩn này có khả năng sống được ở nước ấm và kiềm. Biểu hiện là các sẩn mụn mủ nằm ở nang lông xuất hiện khoảng 8-48 giờ sau khi bơi hoặc ngâm bồn. Đôi khi bệnh nhân có các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, nổi hạch. Bạn nên đến bác sĩ khám ngay khi có các biểu hiện bất thường. Khử trùng nước hồ bơi bằng chlorine. Và kiểm soát độ pH của các bồn tắm nóng có thể giúp hạn chế viêm nang lông.

Viêm nang lông ở vùng mặc bikini

Viêm nang lông vùng mặc bikini là tình trạng nang lông ở vùng kín do vi khuẩn, vi nấm xâm nhập vào và sinh sôi, phát triển. Sẽ gây ra những phản ứng viêm ở người bệnh. Đây cũng là dạng viêm nang lông sâu do khi mặc quần bơi bó sát, ẩm ướt cả ngày. Biểu hiện là những nốt đỏ, cứng nằm dọc theo lằn mông dưới. Việc điều trị viêm nang lông, tùy vào mức độ bệnh sẽ sử dụng kháng sinh uống hay thoa. Hạn chế mặc đồ bơi ẩm ướt bó sát kéo dài, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *