Nhà vệ sinh nên đặt ở đâu cho hợp phong thủy?

Nhà vệ sinh nên đặt ở đâu cho hợp phong thủy?

Nhà vệ sinh là khu vực thường được đặt tùy ý phụ thuộc vào ý thích của gia chủ và diện tích căn nhà. Hoặc có thể được đặt theo gợi ý từ nhà xây dựng mà không có sự suy xét kỹ lưỡng. Điều này thực sự là sai lầm, dẫn đến nhiều điều không tốt cho cà căn nhà và gia chủ. Khi đặt vị trí nhà vệ sinh, gia chủ cần sự nghiên cứu kỹ lưỡng về phong thủy để vị trí đặt đem lại điều tốt cho gia đình mình. Tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin trước khi xây dựng ngôi nhà của bạn nhé.

Hướng đặt nhà vệ sinh

Nhiều người khá hoang mang khi nghe nói không được đặt phòng vệ sinh trên lầu đè lên cửa ra vào chính dưới trệt. Rồi không nên xoay bàn cầu và các đường ống ra phía trước nhà vì khi xả nước sẽ cuốn trôi tiền tài và an khang của nhà đi hết. Thậm chí, một số gia chủ còn đi xem bói về hướng bàn cầu để ngồi sao cho hợp tuổi. Thực hư những điều này về mặt khoa học phong thủy ra sao? Và cách giải quyết thế nào?

Theo Cát hung

Về mặt Cát Hung trong nhà ở, khu vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu, các hướng bất lợi về khí hậu. Đồng thời phải hợp lý về hệ thống kỹ thuật. Hung gặp Hung hóa Cát – đặt khu vệ sinh vào vị trí xấu (theo tính toán về tuổi gia chủ phối hợp với hướng nhà) sẽ hợp hơn là đặt vào vị trí tốt.

Nếu các chức năng cơ bản (như cửa chính, bếp, phòng khách, phòng ngủ, bàn thờ…) xác định được đặt các vùng tốt. Thì dĩ nhiên những vùng còn lại là bố trí các không gian khác. Trong đó có khu vệ sinh và các chức năng cầu thang, kho, giặt phơi… Trong ngôi nhà xưa, khu vệ sinh bị xem như khu phụ. Chưa có tiện nghi cao như bây giờ. Vì thế, ngoài việc phân cung điểm hướng tốt xấu. Cha ông ta vẫn hay đưa khu “nhà xí” ấy ra xa nhà chính.

Hướng đặt nhà vệ sinh

Theo phong thủy và kiến trúc ngày nay

Còn hiện nay, phong thủy và kiến trúc hiện đại đã dung hòa với nhau. Khu vệ sinh không còn phải giấu đi nữa. Thậm chí có thể bố trí thành góc để thư giãn đáng kể. Theo la bàn phong thủy, vị trí cửa chính không trùng với vị trí đặt khu vệ sinh. Khi đặt khu vệ sinh trên lầu trùng với vị trí bộ cửa chính dưới trệt. Thì hoặc là khu vệ sinh đó đặt sai vị trí. Hoặc bộ cửa chính của ngôi nhà đặt sai vị trí. Nhưng do nhà phố nhỏ nên không thay đổi được. Cách khắc phục là một trong hai khu vực này phải xê dịch. Để tránh trùng vị trí với nhau. Điều này hoàn toàn có thể làm được. Vì bộ cửa trệt thông thường luôn lớn hơn so với phòng vệ sinh trên lầu.

Việc đặt các khu vệ sinh trùng nhau sẽ thuận lợi hơn cho hệ thống kỹ thuật. Vấn đề là nên xác định ngay từ đầu các vùng nào có thể bố trí khu vệ sinh. Xem xét trên – dưới các vùng ấy là không gian gì để quyết định bố cục mặt bằng. Và tránh để khu vệ sinh ở bên trên chỗ bếp nấu, bàn thờ (thủy khắc hỏa) và cửa chính mà thôi. Không gian vệ sinh vì vậy có thể tận dụng cả ở gầm thang. Miễn là đảm bảo tiện nghi thoải mái. Khi đã xác định các vấn đề chính phụ thì hầu như chuyện hướng của lavabo, bàn cầu là không đáng kể nữa.

Theo phong thủy và kiến trúc ngày nay

Không gian nhà vệ sinh hợp phong thủy

Thiết kế

Theo xu hướng hiện nay, thiết kế phòng vệ sinh thường được thiết kế sao cho các thiết bị cùng chung một không gian. Các thiết bị nhà vệ sinh như bồn tắm, bồn rửa tay, bồn cầu được lắp đặt trong không gian nhà vệ sinh nên theo quy chuẩn sau đây: Khoảng cách từ bồn tắm đến bồn rửa tay là 76cm, bồn rửa tay đến bồn cầu là 38cm. Khoảng cách từ bồn cầu đến bồn tắm là 38cm, từ bồn cầu đến tường là 53cm. Đây là khoảng cách được thiết kế giúp nhà vệ sinh đẹp hơn. Nền nhà vệ sinh nên được thiết kế có độ dốc. Để dễ đảm bảo nước được thoát nhanh và tốt. Nên chọn các loại vật liệu lót sàn ít trơn và dễ làm vệ sinh.

Màu sắc là một yếu tố rất quan trọng đối với không gian phong thủy nhà tắm, nhà vệ sinh . Lời khuyên là bạn nên sử dụng hai gam màu trắng và màu lam. Bởi chúng tạo cho nhà vệ sinh cảm giác yên tĩnh, thoáng đãng và sạch sẽ. Nhà vệ sinh phải luôn được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thoáng đãng. Cửa sổ và quạt thông gió phải được thường xuyên mở. Để hút mùi thoáng khí, luôn đón không khí trong lành.

Không gian nhà vệ sinh hợp phong thủy

Các vật dụng bên trong

Đối với đèn chiếu sáng, đèn trang trí trong phòng vệ sinh. Bạn nên ưu tiên chọn các sản phẩm có ánh sáng gần giống ánh sáng tự nhiên nhất. Việc lắp đặt đèn chiếu sáng, đèn trang trí sẽ giúp cho người dùng cảm thấy dễ chịu và an toàn khi sử dụng. Bạn cũng cần đầu tư một chiếc thảm để trước cửa nhà vệ sinh. Có công dụng dùng để lau khô chân giúp bạn không bị ngã. Bên cạnh đó cũng đảm bảo vệ sinh khi bạn bước ra khỏi toilet.

Để không gian phong thủy nhà vệ sinh đẹp mắt hơn, bạn có thể chọn một chậu cây nhỏ để đặt trong phòng. Việc đặt các chậu cây trồng phong thủy không chỉ tăng tính thẩm mỹ. Mà còn giúp điều hòa không khí trong lành. Một số cây thích hợp trang trí nhà vệ sinh có thể kể đến như cây lưỡi hổ, cây nha đam, cây dây nhện, cây lan ý…

Gương là vật phẩm có tác dụng phong thủy rất tốt. Gương đặt trong nhà vệ sinh sẽ giúp phản xạ khí bẩn. Và là một vật dụng làm đẹp nhà vệ sinh. Không nên chọn những chiếc gương có kích thước nhỏ. Mà nên chọn những chiếc gương lớn để đem lại cảm giác rộng rãi và phản xạ khí bẩn tốt hơn.

Phong thủy để đặt và thiết kế không gian nhà vệ sinh tưởng chừng đơn giản nhưng lại cần nắm vững các kiến thức cơ bản. Để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và vận mệnh các thành viên trong gia đình. Hy vọng bài viết cung cấp cho các bạn các thông tin hữu ích cho bạn và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *