Trường phái bếp đóng theo phong thủy có nên hay không?

Trường phái bếp đóng theo phong thủy có nên hay không?

Trường phái bếp đóng hay mở vẫn gây nhiều tranh luận trái chiều trong phong thủy. Trường phái bếp đóng cho rằng “khai môn kiến táo tài phú đa hao (khi vào nhà mà gặp bếp sẽ hao tài). Vì thế bếp đóng vẫn là trường phái thường gặp đối với các ngôi nhà theo kiến trúc xưa. Còn gia chủ theo phương hướng hiện đại thì làm trường phái bếp mở. Trường phái này giúp gia chủ khoe khéo không gian bếp thiết kế ấn tượng và cho rằng như vậy sẽ kết nối các thành viên trong gia đình.

Vậy lựa chọn trường phái bếp nào sẽ tốt hơn, thu hút được nhiều vượng khí cho ngôi nhà? Trong khi cách đặt nhà bếp như thế nào lại vô cùng quan trọng. Là một trong ba khu vực sống quan trọng nhất trong ngôi nhà theo phong thủy (2 khu vực còn lại là cửa trước và phòng ngủ). Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho các bạn nhé.

Vị trí đặt bếp nấu

Bếp nấu không nên đặt ở những vị trí ngược với hướng nhà. Tức là lưng bếp phải quay về hướng cửa. Nhưng đồng thời phải tránh cho việc vừa mở cửa ra nhìn ngay thấy bếp. Nếu như không thể thay đổi được thì gia chủ có thể sử dụng vách ngăn, bình phong hay rèm cửa để ngăn cách. Với cách này, gia chủ có thể ngăn cản các luồng khí xấu từ ngoài vào. Không nên đặt bếp nấu cạnh cửa sổ. Cũng không để những vật nhọn hướng trực tiếp vào bếp nấu. Vì sẽ ảnh hưởng đến hòa khí của các thành viên trong gia đình.

Bếp nấu không nên đặt gần tại những vị trí có nước. Bởi Hỏa Thủy tương khắc. Sau đây là những hướng tốt nhất để đặt bếp nấu, mang lại sức khỏe và sự thịnh vượng cho gia đình. Hướng Đông hoặc Đông Nam: Đây là hai hướng này thuộc Mộc. Mộc ”dưỡng” Hỏa, mang lại sức khỏe, may mắn cho gia chủ. Hướng Đông Bắc: Đây là hướng thuộc Thổ. Hỏa và Thổ tương sinh, đặt bếp ở hướng này gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn.

Vị trí đặt bếp nấu

Trường phái bếp đóng hay mở tùy thuộc cách dẫn khí

Trước đây, người ta thường đặt bếp khuất nẻo để tránh ô nhiễm. Sang thời hiện đại, đất đai đô thị chật hẹp và công nghệ khử mùi tiên tiến hơn. Nên bếp và khu vệ sinh không còn phải giấu đi nữa. Khả năng dẫn khí tốt cho nhà theo nguyên tắc chuyển động của dòng không khí đổi chỗ dựa vào các khoảng trống. Nên lưu ý cách mở cửa tạo đối lưu theo đường chéo. Các cửa không thẳng hàng nhau vì sẽ gây gió lùa. Cửa lấy gió vào tầm thấp, cửa hút gió ra ở trên cao, đưa khói mùi ra sân sau, giếng trời.

Gian bếp nặng mùi hay không còn nằm ở cách bố trí thiết bị. Càng nhiều bề mặt ngóc ngách càng lưu bụi và mùi, khó vệ sinh. Và tạo thêm nhiều bề mặt tích nhiệt và tỏa nhiệt. Vì thế, phong cách nội thất bếp hiện đại và tối thiểu (minimalism) cùng chất liệu thân thiện môi trường đang được ưa chuộng. Vì giúp bếp thoáng đãng hơn kiểu bếp cầu kỳ hoặc nhiều đồ đạc chắp nối thiếu đồng bộ. Cũng không thể chỉ dựa vào thông gió tự nhiên. Mà cần trang bị hệ thống hút khử mùi đúng kỹ thuật. Dây chuyền nấu nướng dọn rửa hợp lý. Thậm chí chớ quên các chỗ phụ trợ như sàn nước, máy hủy rác… Để bếp tiện nghi, sạch sẽ hơn.

Trường phái bếp đóng hay mở tùy nhà

Bếp đóng

Khi không gian bếp liền kề không gian khác (thậm chí chung với phòng khách hoặc phòng sinh hoạt, một số căn hộ chung cư đặt khu bếp khá gần với chỗ ngủ hoặc làm việc). Nên tính đến giải pháp bếp đóng toàn phần hay bán phần.

Bếp đóng ở đây là khả năng ngăn cách (tạm thời hoặc cố định) giữa bếp với nơi sinh hoạt. Vì cách nấu nướng của người Việt có đặc thù nhiều gia vị, đồ tươi sống, các loại mắm… Mà bếp thông gió tốt đến đâu cũng không thoáng hết. Gây ám mùi lên các thành phần khác trong nhà. Cách “đóng bếp” có thể bằng vách kính, cửa lùa hoặc là một căn phòng có cửa. Dĩ nhiên, chỗ đun nấu và chậu rửa vẫn nên mở thoáng được ra bên ngoài. Chỉ ngăn cách với không gian bên trong căn hộ mà thôi.

Trường phái bếp đóng hay mở tùy nhà

Bếp mở

Khi bếp không chung đụng với không gian khác, như đặt dưới trệt nhà phố hoặc biệt thự có đủ khoảng trống đón gió và thoát gió, làm bếp mở sẽ phù hợp. Dĩ nhiên, cần tuân thủ nguyên tắc dẫn khí nêu trên. Mở nhưng vẫn phải chú ý đến cách nhiệt để giữ vùng mát âm trong nơi thường xuyên có đun nấu. Bếp nóng, thuộc Dương Hỏa nên tạo các bề mặt cần giảm Dương thông qua việc dùng màu nhẹ và trung tính, vật liệu dễ lau chùi vệ sinh, tránh góc cạnh, ngóc ngách nhiều. Các chất liệu mềm như thảm, rèm, vải nội thất… cũng khiến không gian nhiệt đới nóng ẩm bị lưu giữ và tỏa mùi nhiều so với các nhà ở vùng ôn đới hay hàn đới.

Trên đây là những chia sẻ dựa trên những kiến thức phong thủy kết hợp với nhu cầu đời sống hiện đại. Được chia sẻ từ các chuyên gia phong thủy. Hy vọng bạn và gia đình có thể lựa chọn không gian bếp thích hợp, thu hút nhiều vượng khí cho ngôi nhà của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *