Công dụng tuyệt vời của cây húng chanh đối với sức khỏe

Cây húng chanh nhiều công dụng tuyệt vời

Húng chanh là một loại cây quen thuộc với người Việt Nam còn được gọi là cây tần lá. Và là một loại rau được trồng quanh vườn. Tuy nhiên, ít người biết hết công dụng của loại cây này. Húng chanh không chỉ là một loại gia vị được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Mà còn là một trong những vị thuốc nam được sử dụng phổ biến để chữa nhiều bệnh. Đặc biệt hiệu quả trong việc chữa ho do viêm họng và có tác dụng giải cảm rất tốt. Để hiểu rõ về tác dụng của cây này, bạn đọc hãy tham khảo bài thuốc chữa bệnh cho người từ cây húng chanh nhé?

Húng chanh là cây gì?

Cây húng chanh

Húng chanh thuộc loại cây cỏ, mọc đứng, phần thân gần mặt đất dạng gỗ. Lá húng chanh có nhiều lông, mọng nước. Gân lá nổi rõ, mép lá khía răng cưa. Hoa húng chanh màu tím đỏ, mọc từng cụm. Quả húng nhỏ, có màu nâu và chứa 1 hạt bên trong. Cây có mùi thơm như chanh kèm theo vị chua.

Cây tần lá mọc ở nhiều nơi trên thế giới như Đông phi, Tanzania, bắc Kenya, Nam Phi… Tại Việt Nam, cây tần lá được trồng ở nhiều nơi để làm rau ăn. Loại cây này có nhiều hoạt chất tốt. Giúp giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe nên được Y học cổ truyền sử dụng như một vị thuốc.

Tính vị và công dụng của cây

Theo Lương y, Nghệ nhân dân gian Thích Tuệ Tâm, Giám đốc Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa. Cây húng chanh có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Giúp phát tán phong hàn, sát khuẩn, tiêu hờm, làm ra mồ hôi. Vì vậy húng chanh thường được dân gian sử dụng sắc uống để giải cảm. Trị cảm cúm, viêm họng, ho do viêm họng, sốt không ra mồ hôi… Loại thảo dược này cũng được đưa vào bài thuốc “Thanh hầu Bổ phế thang”. Giúp trị ho, viêm họng và các bệnh hô hấp do tôi và các đồng nghiệp nghiên cứu.

Y học hiện đại cũng rất chú ý đến công dụng của loại cây này. Dựa trên nghiên cứu thành phần dược tính, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, húng chanh có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe con người. Giúp chữa trị một số vấn đề sức khỏe.

Theo đó, trong húng chanh có chứa hàm lượng cao các vitamin A, B, C, 6. Và một lượng nhỏ acid ascorbic. Những hoạt chất này giúp tăng cường thị lực. Cải thiện tình trạng thoái hóa điểm vàng và hệ miễn dịch của cơ thể.

Lá cây húng chanh

Lá húng chanh có chứa hàm lượng tinh dầu khá dồi dào với 65.2% hợp chất Phenolic và codeine. Nhờ đó, tinh dầu húng chanh giúp tăng cường khả năng kháng sinh tự nhiên trên đường hô hấp.

Với những đặc tính này, húng chanh được nhiều đơn vị lựa chọn để sản xuất thuốc trị ho và cảm cúm.

Theo Lương y Thích Tuệ Tâm, mỗi gia đình nên trồng một cây này trong nhà và dùng tươi. Mỗi ngày dùng 10-16g dạng thuốc sắc, thuốc xông hoặc giã nát, uống nước… Sẽ trị các bệnh phổ biến như: cảm cúm, cúm, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được, ho, hen, viêm họng, khản tiếng…

Ngoài ra lá húng chanh còn dùng giã đắp trị vết thương, bọ cạp cắn…

Một số bài thuốc thường dùng

Chữa ho do viêm họng, khản tiếng: Húng chanh 30g, rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, thêm vài hạt muối, nhai dập và nuốt nước dần. Hoặc lấy 20g lá húng chanh tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước uống 2 lần trong ngày.

Hoặc: Húng chanh tươi 20g, rửa sạch, thái nhỏ; đường phèn 20g. Cho hai thứ vào bát, chưng cách thủy, chắt lấy nước, uống từ từ. Bã ngậm trong miệng mút lấy nước. Mỗi ngày làm 1 lần. Dùng 3 – 5 ngày.

Nhiều bài thuốc dân gian từ cây húng chanh

Đối với trẻ em khó uống thuốc có thể lấy vài lá húng chanh rửa sạch, giã nhỏ với một ít đường phèn hấp vào nồi cơm, cho trẻ uống 2 – 3 lần trong ngày.

Cảm sốt, không ra mồ hôi: Húng chanh 20g, tía tô 15g, gừng tươi 5g (thái lát mỏng), cam thảo đất 15g. Sắc uống khi nước thuốc còn ấm để cho ra mồ hôi.

Chữa cảm hàn, ho, đau đầu, sốt không ra mồ hôi, miệng đắng: Lá húng chanh 15g, bạc hà 5g, tía tô 8g, gừng tươi 3 lát mỏng. Sắc uống ngày 1 lần.

Hoặc: Lá húng chanh tươi 50g, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ rượu trắng lượng vừa xâm xấp, trộn đều, đậy kín. Nấu 1 nồi nước xông sôi, khi nước xông sôi thì cho bát thuốc vào. Đậy kín vung nấu sôi lại, cho người bệnh xông khoảng 5 – 10 phút. Sau đó lau khô mồ hôi, thay quần áo khác và nằm nghỉ ở nơi kín gió. Không dùng xông cho trẻ em.

Hy vọng bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Chúc bạn khỏe mạnh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *