Theo thông tin mới nhất ngày 29/06, ngân hàng thế giới – WB dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021. Và đến năm 2022 sẽ quay về mức tăng trưởng bình thường. Đây là những thông tin cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ của quốc gia tỷ dân.
Trong năm 2019, 2020, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thiệt hại từ đại dịch. Tuy nhiên sau khi kiểm soát được dịch bệnh, nền kinh tế Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể. Điển hình là tốc độ tăng trưởng và phát triển cao. Để có thêm những thông tin chi tiết, mời bạn đọc tham khảo thêm nội dung tại mục thông tin kinh tế của chúng tôi.
Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến đạt 8,5% trong năm 2021
Trong báo cáo cập nhật về tình hình kinh tế Trung Quốc, Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá, cùng với việc tiếp tục trở lại bình thường của các hoạt động kinh tế, phạm vi phục hồi của Trung Quốc đã mở rộng. Tăng trưởng kinh tế nước này dự kiến đạt 8,5% trong năm nay; 5,4% vào năm 2022.
WB cho rằng, niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp Trung Quốc tăng lên; thị trường lao động đang được cải thiện; điều này sẽ hỗ trợ Bắc Kinh chuyển hướng từ đầu tư công và xuất khẩu sang tiêu dùng tư nhân trong nước. Về phía cung, dự báo động lực tăng trưởng kinh tế của nước này sẽ chuyển dần từ sản xuất công nghiệp sang ngành dịch vụ.
Theo đó, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021. Do vậy báo cáo của WB đã nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ 8,1% lên 8,5% trong năm nay. Đồng thời chỉ ra rằng Trung Quốc cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm chủng để thúc đẩy kinh tế phục hồi hoàn toàn.
Nền kinh tế Trung Quốc trong những năm tiếp theo
Trong năm tới, kinh tế Trung Quốc sẽ trở lại xu thế tăng trưởng như trước khi dịch bệnh bùng phát. Dự đoán tốc độ tăng dự kiến sẽ chậm lại còn 5,4%.
Cũng theo WB, những rủi ro đối với triển vọng kinh tế Trung Quốc nhìn chung là cân bằng. Sự phục hồi mạnh mẽ hơn trong tiêu dùng và đầu tư tư nhân; cũng như đà phục hồi toàn cầu gia tăng sẽ hỗ trợ nền kinh tế Trung Quốc đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Mặc dù vậy, Ngân hàng Thế giới cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức trung hạn. Bao gồm các vấn đề về nhân khẩu học; tăng trưởng năng suất chậm lại; bất bình đẳng ở mức cao; các vấn đề xã hội dễ tổn thương vẫn tồn tại; hay cơ cấu sản xuất có cường độ carbon cao.
Báo cáo của WB cũng lưu ý rằng, mặc dù giá nguyên liệu nhập khẩu tăng đột biến thời gian gần đây và nhu cầu trong nước tăng; nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc dự kiến vẫn ở dưới mức mục tiêu. Điều này phản ánh qua sự truyền tải hạn chế của việc tăng giá sản xuất (PPI) lên giá tiêu dùng và tác động của việc giảm giá thịt lợn. Được biết, giá thịt lợn ở Trung Quốc đã giảm 5 tháng liên tiếp với mức giảm hơn 50%. Hiện đã xuống dưới giá thành sản xuất. Nước này đang xem xét sẽ thu mua để dự trữ nếu giá thịt lợn tiếp tục giảm sâu dưới mức cảnh báo.
Kết luận
Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế đứng thư 2 thế giới. Trong năm 2019, 2020, đất nước tỷ dan đã phải đối mặt với thách thức lớn từ đại dịch. Tuy nhiên sau khi kiểm soát thành công dịch Covid-19, nền kinh tế Trung Quốc đã khôi phục mạnh mẽ. Minh chứng là số liệu thống kê từ ngân hàng thế giới. Điều này lại càng thể hiện được sức mạnh, tiềm năng phát triển vượt bậc của quốc gia này.
Tin tức liên quan
Thép Pomina phát hành 70 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
Thành viên HĐQT ngân hàng Saigonbank mua 1 triệu cổ phiếu
Cổ phiếu ngân hàng MSB được cấp margin từ ngày 24/6