Nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào bất động sản Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào bất động sản Việt Nam

Các chỉ số khả quan về tăng trưởng kinh tế và khả năng ngăn chặn dịch bệnh Covid-19… đã khiến hình ảnh Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài nhờ khả năng kiểm soát dịch bệnh, ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô tăng trưởng ổn định. Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho bạn những thông tin bổ ích liên quan đến vấn đề này. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin về bất động sản nhé.

Công bố của Bộ kế hoạch và đầu tư về tổng vốn đầu tư nước ngoài

Hôm nay (24.6), Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tổng vốn đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đến ngày 20.6 đạt 15,27 tỉ USD; giảm 0,26% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số FDI góp vốn mua cổ phần giảm mạnh nhất với mức giảm 55% về số lượng; và giảm 54,3% về số vốn so với cùng kỳ năm trước, còn 1,61 tỉ USD. Riêng vốn FDI thực hiện ước đạt 9,24 tỉ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Vốn ngoại rót vào bất động sản tăng với hơn 1,1 tỉ USD

Trong 6 tháng đầu năm nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 18 ngành lĩnh vực tại Việt Nam. Dẫn đầu vẫn là ngành công nghiệp chế biến; chế tạo thu hút được tổng vốn đầu tư 6,98 tỉ USD. Thứ hai là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đầu tư 5,34 tỉ USD; và thứ ba là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đăng ký đạt 1,15 tỉ USD. Như vậy ngành kinh doanh bất động sản 6 tháng đầu năm nay lại được khối ngoại rót vốn tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm trước; tương đương mức tăng 300 triệu USD.

Singapore tiếp tục dẫn đầu rót vốn vào Việt Nam

Từ đầu năm đến nay, Singapore tiếp tục dẫn đầu rót vốn vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 5,64 tỉ USD; chiếm gần 36,9% tổng vốn đầu tư và tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020. Nhật Bản đứng thứ hai với 2,44 tỉ USD, chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư và tăng 66,8% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư của Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới; chiếm lần lượt 84% và 67,8% tổng vốn đăng ký của 2 quốc gia này. Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn FDI đăng ký 2,05 tỉ USD; tăng 43,6% so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan…

Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm nay Long An vươn lên dẫn đầu thu hút vốn FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,57 tỉ USD. Chủ yếu do có dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore) với tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỉ USD; với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện. Tiếp theo là TP.HCM với tổng vốn đăng ký 1,43 tỉ USD; và Cần Thơ đứng thứ ba với 1,32 tỉ USD cũng do có dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản); tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỉ USD với mục tiêu xây dựng một nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho lưới điện khu vực và hệ thống điện quốc gia…

Đánh giá của các chuyên gia về thị trường bất động sản Việt Nam

Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường bất động sản Việt Nam đã; và đang hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài nhờ khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh; chính trị bình ổn và sự tăng trưởng ổn định của kinh tế vĩ mô.

Đánh giá của các chuyên gia về thị trường bất động sản Việt Nam

“Việt Nam sẽ trở thành điểm mới thay thế nhiều nguồn cung bất động sản trên toàn cầu”, TS. Lê Duy Bình – chuyên gia kinh tế kiêm Giám đốc Điều hành Economica Việt Nam chia sẻ tại một hội thảo mới đây.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực; Việt Nam là một trong số ít các quốc gia vẫn giữ được tăng trưởng dương; và hội đủ các yếu tố để tăng tốc khi dịch bệnh được khống chế. Đây là một cơ hội rất lớn đối với thị trường bất động sản Việt Nam; khi khơi thông được nguồn cung và thu hút đầu tư nước ngoài.

PGS.TS Trần Kim Chung, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cũng cho rằng, các chính sách ứng phó với đại dịch; và điều hành kinh tế của Việt Nam trong vòng 1 năm qua rất đúng đắn và đem lại kết quả tích cực.

Việt Nam đang nằm trong vùng tăng trưởng của thế giới với nền kinh tế ổn định. Chính phủ quyết tâm triển khai vốn đầu tư là cú hích rất lớn cho phát triển kinh tế. Quan hệ quốc tế vô cùng thuận lợi với các hiệp định FTA, RCF, CPTTP đã khẳng định vị thế của Việt Nam; từ nước đến sau trong WTO trở thành nước đi đầu, áp đặt cuộc chơi cho thế giới mới. Xuất nhập khẩu và kết quả sản xuất rất tích cực.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *