Những điều cần biết về sỏi thận – Căn bệnh thường gặp của người Việt

bệnh sỏi thận

Sỏi thận hay còn được gọi là sạn thận, bệnh xảy ra khi những chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở trong thận, bàng quang, niệu quản… thành các tinh thể rắn, thường gặp hơn cả là tinh thể Calci. Kích thước của sỏi thận có khi lên đến vài cm. Sỏi thận được hình thành do lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng ở trong thận tăng cao. Nếu có một trong hai hoặc cả hai hiện tượng ở trên kéo dài trong suốt nhiều ngày sẽ có nguy cơ hình thành nên sỏi thận.

Đối với những sỏi thận có kích thước nhỏ có thể sẽ được tống ra ngoài khi đi tiểu bình thường. Tuy nhiên, với những viên sỏi lớn khi di chuyển trong thận, niệu quản hoặc bàng quang…  sẽ gây cọ xát dẫn tới tổn thương thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu và để lại những hậu quả rất khôn lường. Dưới đây là những thông tin về sỏi thận – bệnh thường gặp của người Việt bạn nên biết.

Sỏi thận – bệnh thường gặp của người Việt

2-12% người Việt mắc sỏi tiết niệu; trong đó sỏi thận chiếm đến 40%, khiến Việt Nam nằm trong nhóm “vùng sỏi thế giới”.

Phó giáo sư Vũ Lê Chuyên, Chủ tịch Hội Tiết Niệu – Thận học Việt Nam; cho biết thông tin trên, ngày 22/8. Sỏi tiết niệu có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiểu như thận; niệu quản, bàng quang và niệu đạo nam giới. Niệu đạo nữ rất ngắn nên không tạo sỏi. Đây là những tinh thể rắn hình thành từ các khoáng chất trong nước tiểu, bàng quang, thận, niệu đạo.

Sỏi thận - bệnh thường gặp của người Việt

Nguy cơ mắc sỏi tiết niệu nói chung phụ thuộc vào các yếu tố; như địa lý, khí hậu, chủng tộc, chế độ ăn uống và di truyền. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm góp phần làm tăng tỷ lệ sỏi niệu tại Việt Nam; trong vùng có tỷ lệ mắc bệnh sỏi tiết niệu cao; gọi là “vùng sỏi thế giới”.

Sỏi thận thường gặp nhất; có thể gây đau quặn bụng, thận ứ nước, tiểu rắt, buốt… Các viên sỏi, còn gọi là sạn, thường nhiều kích cỡ, số lượng ít hay nhiều tùy cá thể; có người mắc hàng trăm viên sỏi thận. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi và các giới tính.

Nguyên nhân bệnh sỏi thận

Trong quá trình hoạt động, thay vì thải các chất độc hòa tan và nước tiểu ra ngoài thì lại để lắng đọng lại và tạo thành các viên sỏi trong thận. Với chức năng là cơ quan giữ cân bằng nước cho cơ thể đồng thời loại bỏ và đào thải các chất độc hại cho cơ thể qua đường nước tiểu; khi bị sỏi thận, chức năng đó không được thực hiện hiệu quả. Tùy từng thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà các viên sỏi có kích thước khác nhau.Sỏi thận hình thành, di chuyển đến bất kỳ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu. Có thể kể đến các nguyên nhân sỏi thận như sau:

  • Uống nước không đủ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể bão hòa trong nước tiểu.
  • Dị dạng bẩm sinh hoặc do nước tiểu không thể thoát ra bị tích trữ lại lâu dần tạo thành sỏi.
  • Bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ.
  • Nằm một chỗ một thời gian dài.
  • Nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại.
  • Chế độ ăn uống chưa khoa học, sử dụng nhiều oxalate, canxi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophyline, vitamin D, vitamin C…

Những kỹ thuật điều trị sỏi thận

kỹ thuật điều trị sỏi thận

Kỹ thuật điều trị sỏi thận hiện nay có nhiều tiến bộ. Theo phó giáo sư Chuyên, với sỏi kích thước nhỏ; người bệnh có thể điều trị bằng cách uống nước nhiều và dùng thuốc tan sỏi hoặc tống xuất sỏi. Với sỏi thận có kích thước lớn, không thể điều trị bằng nội khoa; cần đến các phương pháp như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi thận qua da, phẫu thuật nội soi hay mổ mở.

Phương pháp mổ mở

Nếu mổ mở, người bệnh phải chịu một đường mổ dài khoảng 15 cm ở vùng hông lưng. Vết mổ cắt đứt cơ vùng hông lưng, tổn thương thần kinh; xương sườn số 12 và mô xung quanh thận. Trong mổ mở, các lớp cân, cơ dùng dao điện để cắt đốt; bể thận hoặc kèm chủ mô thận được xẻ ra để lấy sỏi.

Tổn thương sau mổ mở là khá lớn, đòi hỏi thời gian sau phẫu thuật kéo dài; lâu hồi phục và mức độ đau sau mổ nhiều. Sau phẫu thuật, vùng quanh thận đã xâm lấn sẽ hình thành mô xơ dính. Người bệnh có sỏi tái phát thì việc tiếp cận trong những lần sau khó khăn; tăng nguy cơ tổn thương như chảy máu, nhiễm trùng, phạm vào ruột, thoát vị vết mổ…

Phương pháp tán sỏi thận qua da

Các hướng dẫn mới nhất về điều trị sỏi thận từ các Hội Tiết niệu Mỹ, châu Âu hiện không còn đề cập vai trò mổ mở, thay vào đó là phương pháp tán sỏi thận qua da với nhiều ưu điểm. Phương pháp này đang được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới và tại các bệnh viện chuyên điều trị sỏi thận ở Việt Nam.

“Trong phẫu thuật tán sỏi thận qua da, bác sĩ tạo ra một đường hầm tiếp cận viên sỏi từ ngoài da tại vùng hông lưng”, phó giáo sư Chuyên phân tích. Đường hầm có kích thước khoảng một cm nên vết rạch da rất nhỏ. Bác sĩ sẽ đưa thiết bị vào qua đường hầm này để tán vỡ vụn sỏi và lấy các mảnh nhỏ ra ngoài.

Phương pháp tán sỏi thận qua da

Ưu điểm của kỹ thuật lấy sỏi qua da

Phó giáo sư Chuyên đánh giá, lấy sỏi qua da thể hiện vai trò quan trọng trong điều trị các trường hợp sỏi tái phát. Kỹ thuật tạo đường hầm trực tiếp đến sỏi sẽ giúp giảm cảm giác đau do vết mổ ở các lần can thiệp sỏi tiếp theo.

Ưu điểm của kỹ thuật lấy sỏi qua da so với mổ mở là người bệnh được điều trị ít xâm hại, bảo tồn chức năng thận, phục hồi nhanh sau mổ và thời gian nằm viện ngắn. Phương pháp này có thể áp dụng cho cả các trường hợp sỏi lớn hoặc thất bại với điều trị nội khoa hoặc tán sỏi ngoài cơ thể.

Một số hạn chế của kỹ thuật lấy sỏi qua da

Tuy nhiên, kỹ thuật này có một số biến chứng. Hướng dẫn điều trị sỏi niệu của Hội Tiết niệu châu Âu năm 2018; đề cập một tỷ lệ nhỏ các biến chứng gồm sốt, tràn khí, tràn máu; tổn thương phổi, nhiễm trùng huyết, tổn thương nội tạng; thuyên tắc mạch, rò nước tiểu, tử vong.

Sách Campbell-Walsh-Wein Urology phiên bản năm 2020, được xem là sách giáo khoa “gối đầu giường” của các bác sĩ tiết niệu thế giới; nêu: “Ngay cả đối với bác sĩ tiết niệu có kinh nghiệm nhất, các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật lấy sỏi qua da; với các biến chứng lớn 7% và các biến chứng nhỏ có thể đến 25%”. Tuy nhiên tất cả những biến chứng này đều có tỷ lệ thấp hơn mổ mở.

Tỷ lệ sạch sỏi của tán sỏi thận qua da lên đến 90%, tùy mức độ kinh nghiệm của bác sĩ; đặc tính của sỏi và thiết bị được sử dụng. Các nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong tán sạch sỏi là không tiếp cận được các đài thận chứa các viên sỏi; hình ảnh phẫu trường khó quan sát rõ do máu che mờ, kỹ thuật và thành phần sỏi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *